Tập thể cán bộ giảng viên Khoa Nghệ thuật
Khoa Nghệ thuật được thành lập từ tháng 06 năm 2009 theo Quyết định của Hiệu trưởng Trường Đại học Phú Yên. Đội ngũ giảng viên của khoa có kinh nghiệm nhiều năm trong việc đào tạo sinh viên ngành Sư phạm Âm nhạc, Sư phạm Mỹ thuật.
Trong nhiều năm qua khoa đã đào tạo nguồn giáo viên giảng dạy môn Mỹ thuật và Âm nhạc cho các trường Trung học cơ sở, Tiểu học; góp phần vào việc phát triển giáo dục cho tỉnh nhà và các tỉnh trong khu vực.
1.Về các ngành đào tạo
Khoa đã tiến hành đào tạo các ngành Cao đẳng Sư phạm Âm nhạc (chuyên ngành Âm nhạc – Công tác đội); Cao đẳng Sư phạm Mỹ thuật (chuyên ngành Mỹ thuật – Công tác đội); Đại học Sư phạm Mỹ thuật (VHVL):liên kết đào tạo với trường Đại học Nghệ thuật Huế; Đại học Sư phạm Âm nhạc (VHVL): liên kết đào tạo với Học viện Âm nhạc Huế. Hiện tại khoa có 2 tổ bộ môn Mỹ thuật và Bộ môn Âm nhạc – Múa.
2. Về đội ngũ cán bộ - giảng viên của Khoa
Khoa Nghệ thuật có 10 cán bộ, giảng viên với trình độ chuyên môn: Đang học nghiên cứu sinh: 01; Thạc sĩ: 04; đang học Thạc sĩ: 02; Cử nhân: 03.
Được tổ chức theo cơ cấu: Lãnh đạo khoa: 02 gồm trưởng khoa và Phó Trưởng khoa, Giáo vụ khoa: 01, Trợ lý Cơ sở vật chất – Thiết bị dạy học: 01, giảng viên: 06 người. (HÌNH)
3. Chức năng và nhiệm vụ của Khoa
- Đào tạo giáo viên giảng dạy môn Mỹ thuật, Âm nhạc ở các trường Trung học cơ sở, Tiểu học trên địa bàn tỉnh Phú Yên và các tỉnh trong khu vực.
- Giảng dạy các học phần Mỹ thuật, Âm nhạc, Phương pháp dạy học Mỹ thuật, Phương pháp dạy học Âm nhạc cho sinh viên ngành Giáo dục Tiểu học.
- Giảng dạy các học phần Âm nhạc, Múa, Nghệ thuật tạo hình, Phương pháp tổ chức hoạt động âm nhạc, Phương pháp tổ chức hoạt động tạo hình cho sinh viên ngành Giáo dục Mầm non.
- Quản lý giảng viên, viên chức và sinh viên thuộc khoa theo phân cấp của Hiệu trưởng.
- Lập kế hoạch và tổ chức thực hiện các hoạt động giáo dục đào tạo theo kế hoạch chung của Nhà trường.
- Tổ chức phát triển chương trình đào tạo: Xây dựng kế hoạch, phát triển đội ngũ giảng viên, ngành nghề đào tạo và cơ sở vật chất phục vụ cho đào tạo và nghiên cứu khoa học.
- Tổ chức nghiên cứu và cải tiến phương pháp giảng dạy, học tập, đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của sinh viên, đảm bảo chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo.
- Lập kế hoạch và tổ chức hoạt động nghiên cứu khoa học.
4. Một số thành tích trong 08 năm xây dựng và phát triển khoa Nghệ thuật
Trong những năm qua do nhu cầu giáo viên dạy môn Mỹ thuật, Âm nhạc ở các trường phổ thông đã bảo hòa nên việc giao chỉ tiêu các ngành Sư phạm Mỹ thuật, Sư phạm Âm nhạc không được liên tục, việc tuyển sinh cũng gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên là một Khoa mang tính đặc thù nên đã nhận được nhiều sự quan tâm của Nhà trường cộng với sự nổ lực của tập thể cán bộ, giảng viên trong Khoa đã tuyển sinh và đào tạo được 4 khóa sinh viên Sư phạm Âm nhạc (2010- 2013, 2011- 2014, 2012-2015, 2016- 2019), 2 khóa Sư phạm Mỹ thuật (2011- 2014, 2012-2015); liên kết với Đại học Nghệ thuật Huế và Học viện Âm nhạc Huế tuyển sinh và đào tạo được 351 sinh viên trình độ đại học hệ vừa học vừa làm (VHVL) ngành Sư phạm Mỹ thuật và Sư phạm Âm nhạc.
Trong công tác đào tạo, khoa Nghệ thuật luôn thực hiện nghiêm túc các qui định, qui chế của ngành và của Nhà trường. Chú trọng việc đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao năng lực chuyên môn- nghiệp vụ sư phạm, nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng nhu cầu thực tiễn ở các trường phổ thông.
Hàng năm Khoa đều tổ chức thao giảng cấp khoa, giảng viên trong khoa tham gia Hội giảng cấp trường đều đạt giáo viên dạy giỏi.
Công tác nghiên cứu khoa học luôn được quan tâm. Trong những năm qua, giảng viên trong Khoa đã có nhiều cố gắng thực hiện các đề tài cấp khoa, cấp trường; biên soạn tài liệu phục vụ công tác dạy- học; tham gia viết bài cho Tạp chí Khoa học; tham gia các Hội thảo khoa học trong Trường.
Cơ sở vật chất- thiết bị phục vụ việc dạy học trong những năm qua được trang bị đầy đủ, Khoa đã quản lí và sử dụng hiệu quả; thường xuyên bảo trì bảo dưỡng để đảm bảo chất lượng sử dụng; thường xuyên kiểm tra đáng giá và có kế hoạch đề nghị Nhà trường mua sắm bổ sung kịp thời phục vụ cho việc đào tạo.
Với việc thực hiện đầy đủ các chức năng và nhiệm vụ như trên, tập thể và cán bộ - giảng viên khoa Nghệ thuật được Nhà trường công nhận là Tập thể và cá nhân Lao động tiên tiến hàng năm.
5. Những định hướng phát triển trong tương lai
*Khảo sát nhu cầu về đào tạo
Tổ chức khảo sát nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ giáo viên dạy Mỹ thuật, Âm nhạc ở các trường Tiểu học, Trung học Cơ sở trên địa bàn tỉnh Phú Yên để xây dựng đề án, kế hoạch đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho phù hợp.
*Xây dựng chương trình đào tạo phù hợp với nhu cầu của xã hội
Tổ chức các cuộc Hội thảo tiếp thu các ý kiến của chuyên gia; xây dựng và công bố Chuẩn đầu ra, xây dựng các chương trình đào tạo Cao đẳng Sư phạm Âm nhạc, Cao đẳng Sư phạm Mỹ thuật phù hợp với nhu cầu dạy - học của các trường phổ thông. Chú trọng xây dựng các chương trình đào tạo mang tính ứng dụng phù hợp với nhu cầu của xã hội.
*Xây dựng cơ sở vật chất – thiết bị dạy- học đáp ứng nhu cầu đào tạo
Nâng cấp, trang bị cơ sở vật chất- thiết bị đạt chuẩn theo đặc thù của ngành đào tạo Mỹ thuật, Âm nhạc; đề nghị Thư viện nhà trường trang bị đầy đủ giáo trình, sách, tài liệu tham khảo phù hợp cho các chương trình đào tạo.
*Xây dựng đội ngũ nâng, cao năng lực cho giảng viên đáp ứng nhu cầu đào tạo
Để đảm bảo chất lượng đào tạo đạt chuẩn, đội ngũ giảng viên khoa Nghệ thuật cần phải học tập, bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn, năng lực sư phạm, kiến thức tổng hợp, khả năng lý luận, trình độ ngoại ngữ, tin học; đề nghị Nhà trường tuyển giảng viên tốt nghiệp các ngành Mỹ thuật ứng dụng để chuyển hướng đào tạo nhân lực phù hợp nhu cầu xã hội hiện nay.
*Đẩy mạnh công tác Nghiên cứu khoa học
Đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học trong đội ngũ giảng viên và sinh viên của khoa; giảng viên thực hiện đầy đủ nhiệm vụ nghiên cứu khoa học theo quy định.
Tổ chức các cuộc hội thảo về giáo dục và nghệ thuật; mời các nhà quản lý, các giáo viên ở các trường phổ thông đóng góp ý kiến, chia sẽ kinh nghiệm về thực tiễn dạy học, yêu cầu về chất lượng dạy học Mỹ thuật, Âm nhạc trong trường phổ thông.
Tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên đề về Mỹ thuật, Âm nhạc; mời các họa sĩ, các nhạc sĩ, các nhà lý luận mỹ thuật, âm nhạc giao lưu với giảng viên và sinh viên trong khoar